Tại thị trường lao động trình độ cao hiện nay, vì sao vẫn có một nghịch lý trong tuyen dung nhan su như vậy?
Theo Trung tâm dự báo nhu cầu về nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, tháng 5 năm 2017, có khoảng 75% người tìm việc có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học (trong số 6.800 người có nhu cầu ứng tuyển được khảo sát).
Thông qua khảo sát nhu cầu trên địa bàn TP.HCM, dự kiến tháng 6 năm 2017, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển khoảng 25.000 lao động. Nhu cầu về lao động phổ thông chiếm 35%, lao động sơ cấp nghề - công nhân kỹ thuật 15%, lao động trung cấp 20% và lao động cao đẳng - đại học - trên đại học là 30%. Và nhu cầu về tuyển dụng nhân sự tập trung ở các nhóm ngành CNTT, dịch vụ - phục vụ, điện - điện tử, công nghệ thực phẩm, dệt may - giày da, kiến trúc - kỹ thuật công trình xây dựng, kinh doanh bất động sản, tài chính ngân hàng, kế toán - kiểm toán,...
Mức lương mà các công ty tuyển dụng đưa ra chủ yếu từ 5 - 8 triệu đồng/tháng (chiếm trên 68%); dưới 5 triệu đồng/tháng (chiếm 11%); từ 8 - 10 triệu đồng/tháng (chiếm 15%), và mức lương trên 10 triệu đồng/tháng (chiếm 5%). Trong đó, các ngành có mức lương cao là ngành kiến trúc, điện tử - CNTT, bất động sản, ngân hàng…
Tháng 6 là thời điểm các sinh viên, học sinh chuẩn bị tốt nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp, vì thế nguồn cung nhân lực dự kiến tăng khoảng 15%. Nghịch lý là ở khu vực TP.HCM đang rất thừa lao động có trình độ cao, nhưng lại không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của công ty tuyển dụng.
Ông Lê Thành Nhân, Phó giám đốc Trung tâm đào tạo công nghệ cao TP.HCM, cho biết nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ cao rất thường xuyên nhưng thị trường vẫn chưa đáp ứng đủ. Trung bình mỗi tháng, tại Khu công nghệ cao TP.HCM tuyển dụng khoảng 100 lao động là các kỹ sư, kỹ thuật viên điện tử, vi mạch, kỹ sư khuôn mẫu… Nguồn cung lao động rất nhiều nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 5 - 10% của nhu cầu tuyển dụng.
Nhận xét
Đăng nhận xét