Chuyển đến nội dung chính

Hãy cân nhắc trước khi quyết định nhảy việc !

Có rất nhiều lí do để một người quyết định nhảy việc. Suy nghĩ về giây phút nộp đơn xin việc đã nhiều lần lướt qua đầu bạn bởi sự tuyệt vọng khi đối mặt với ông chủ khó tính, công việc nhàm chán và mức đãi ngộ không khiến bạn hài lòng.
Tuy nhiên, đôi khi nhảy việc không phải lựa chọn tốt nhất. Quá nhiều người quyết định nghỉ việc vội vã khi họ chưa khám phá được một con đường khác khả quan hơn. Bỏ công việc bạn đã có kinh nghiệm nhiều năm để bắt đầu với một lĩnh vực hoàn toàn mới là một điều mạo hiểm. Ở nơi làm việc mới, bạn có thể nhận ra mình lại "hụt chân" ở những vấn đề giống như cũ.
Đó là..

Cấp trên khó ưa

Rất nhiều người quyết định rời bỏ công việc vì người quản lý trực tiếp khó ưa hoặc quá khắt khe. Thực tế, họ không có thời gian để lắng nghe và xử lý tất cả các phản hồi của nhân viên. Nếu văn hóa nơi làm việc mờ nhạt, khiến bạn cảm thấy ngột ngạt, không thể mở rộng mối quan hệ nghề nghiệp và bạn nghĩ rằng đó không phải công việc dành cho bạn, hãy đổi việc.
Nhưng hãy tìm hiểu, lập danh sách ưu, nhược điểm về công việc hiện tại của bạn. Bạn không thích môi trường làm việc, nhưng công việc thì sao? Khi đi phỏng vấn cho công việc mới, đừng quên tìm hiểu kỹ về toàn bộ ngành nghề, các yếu tố cạnh tranh, môi trường làm việc, văn hóa công ty và cách quản lý của nơi mới. Bằng cách này, bạn có thể tránh gặp lại tình trạng "sếp bự khó chiều" như ở công việc hiện tại.

Không hài lòng với đãi ngộ

Tôi thường thảo luận với các giáo viên muốn đổi việc vì mức lương thấp hơn mức trung bình. Mặc dù mức lương không cao nhưng, các giáo viên có thể nghỉ 2 tháng hè, nghỉ lễ nhiều hơn những người làm nghề khác... Không nhiều ngành nghề có tính linh hoạt như vậy.
Tôi cũng tham khảo các luật sư về sự hài lòng với mức lương cao, làm việc ở công ty danh tiếng. Nhưng họ lại chính là những người thường xuyên mất ngủ và và căng thẳng vì luôn "ngập đầu" trong công việc.

Hãy nhớ rằng, mọi thứ đều có giá của nó. Chuyển sang một công việc có thu nhập tốt hơn đồng nghĩa với việc bạn phải làm việc nhiều hơn, đem lại giá trị cao hơn. Hãy tự đánh giá mức độ quan trọng của sự cân bằng cuộc sống và công việc so với một vị trí trong công ty lớn, mức lương cao.
Trước khi đưa ra quyết định, hãy tạo một danh sách các yếu tố quan trọng nhất đối với bạn, từ lương, phúc lợi, tính linh hoạt, môi tường làm việc, khả năng thăng tiến... và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Không có sự lựa chọn hoàn hảo, hãy cân bằng các yếu tố và lựa chọn cái phù hợp nhất.

Chán nản với công việc hiện tại

Bạn đang cảm thấy cuộc sống không giống như mong đợi, do đó bạn hững hờ và thụ động trong công việc. Khi nhìn thấy một vị trí có vẻ tốt hơn hiện tại, bạn nhanh chóng quyết định nhảy việc. Nhưng có vẻ bạn đang không nhận thức rõ vấn đề của mình.

Trước khi đưa ra quyết định quan trọng với công việc của mình, hãy gây dựng các mối quan hệ với những người đi trước trong lĩnh vực bạn muốn chuyển đổi. Bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng thực tế, bạn sẽ hình dung ra những công việc bạn phải làm. Hãy xem xét và xử lý vấn đề từ chính bản thân bạn trước khi đưa ra quyết định chuyển đổi nghề

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lương cao vẫn không tuyển được nhân sự

Tại thị trường lao động trình độ cao hiện nay, vì sao vẫn có một nghịch lý trong tuyen dung nhan su như vậy? Theo Trung tâm dự báo nhu cầu về nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, tháng 5 năm 2017, có khoảng 75% người tìm việc có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học (trong số 6.800 người có nhu cầu ứng tuyển được khảo sát). Thông qua khảo sát nhu cầu trên địa bàn TP.HCM, dự kiến tháng 6 năm 2017, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển khoảng 25.000 lao động. Nhu cầu về lao động phổ thông chiếm 35%, lao động sơ cấp nghề - công nhân kỹ thuật 15%, lao động trung cấp 20% và lao động cao đẳng - đại học - trên đại học là 30%. Và nhu cầu về tuyển dụng nhân sự tập trung ở các nhóm ngành CNTT, dịch vụ - phục vụ, điện - điện tử, công nghệ thực phẩm, dệt may - giày da, kiến trúc - kỹ thuật công trình xây dựng, kinh doanh bất động sản, tài chính ngân hàng, kế toán - kiểm toán,... Mức lương mà các công ty tuyển dụng đưa ra chủ yếu từ 5 - 8 triệu đồng/tháng (chiếm trên 68%); d...

Bí Quyết Nhà Tuyển Dụng Đánh Giá Tốt Hồ Sơ Của Bạn (P1)

Trên các kênh truyền hình và báo chí, cho thấy tình hình kinh tế ngày càng ảm đạm. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngày càng giảm sút, người tìm việc càng lo lắng hơn với những tin đồn cắt giảm nhân sự. Bất luận tình trạng đang diễn thế nào, nếu bạn có chiến lược hiệu quả bạn vẫn thành công. Hồ sơ Có rất nhiều cách khác nhau để bạn tạo mới hồ sơ. Hồ sơ liệt kê những công việc đã đảm nhận gần đây, cùng với trách nhiệm và kỹ năng liên quan là cách phổ biến nhất mà mọi người thường dùng. Việc cập nhật tất cả vào một hồ sơ duy nhất chỉ thể hiện bạn là một con người “máy móc”, tốt nhất bạn nên có nhiều hồ sơ và thư xin việc khác nhau để phù hợp với mỗi vị trí ứng tuyển. Đặc biệt bạn cần nhấn mạnh thành tích trong công việc trước đây có liên quan đên vị trí mà bạn muốn tuyển, đồng thời làm nổi bật bất kỳ kỹ năng nào khiến bạn trở nên đặc biệt hơn với những ứng viên khác. Dù bạn dành nhiều thời gian để làm bản thân và kỹ năng có thể “tỏa sáng” trên hồ sơ, nhưng bạn nên nhớ các công ty...

Tỏa sáng và chinh phục nhà tuyển dụng (P2)

Tiếp theo Phần 1, kĩ năng giao tiếp là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định thành công của bạn trong quá trình chinh phục công ty tuyển dụng nhân sự. Xem thêm: Nhân Sự 2017 Ngoài ra, hãy học cách lắng nghe nhìn nhận đúng vấn đề, luôn nhìn vào người đối diện, ghi chú những điểm quan trọng và hỏi lại nếu chưa nắm rõ. Hiểu về văn hóa doanh nghiệp: Đây là chìa khóa quan trọng giúp bạn có thể “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng. Cách chào hỏi, trả lời đối với công ty tuyển dụng tại môi trường công ty Nhật Bản hay Hàn Quốc chắc chắn sẽ khác hơn với môi trường thoải mái, đề cao tính cá nhân, độc lập như các công ty của Phương Tây. Do vậy, hãy dành thời gian chuẩn bị thật kĩ những điều này để mà thể hiện mình thật tốt trong buổi phỏng vấn. 3. Tự tin và bình tĩnh - chìa khóa để thành công Ngoài yếu tố trình độ chuyên môn cao, sự tự tin chính là chìa khóa then chốt chính yếu để bạn có thể hoàn thành tốt buổi phỏng vấn, thuyết phục được nhà tuyển dụng về khả năng giải quyết các v...