Chuyển đến nội dung chính

Cà phê, tính cách và công việc



Nếu bạn hay uống cà phê thì có thể dành vài phút để đọc lướt qua. Câu chuyện kéo sự chú ý của người đọc vào sự kiện là khi ai đang làm việc mà cần uống cà phê trong tình huống thức uống này luôn có sẵn, còn ly thì không sẵn vì nhiều lý do, hành vi của người có nhu cầu uống cà phê bộc lộ ra sao? Liệu có liên quan gì đến tính cách của họ trong khi làm việc và cả kết quả công việc hay không…

Không phải cứ muốn uống cà phê là nó xuất hiện ngay trước mặt mình. Người chia sẻ câu chuyện này kết nối nhu cầu uống cà phê ấy với công việc và dùng nhận xét của mình để chia sẻ. Theo đó, có hai tình huống hay gặp nhất:

Quá nhiều việc đang đến phải làm: Trong đầu mình có thể sẽ có ý nghĩ cần phải có nhiều cà phê mới giải quyết xong đống công việc này.

Quá ít công việc để làm: Quá ít việc cũng có thể làm cho mình cảm thấy cần ly cà phê để nó giúp khỏa lấp thời gian nhàn rỗi không định trước này.




Ngoài ra, còn hàng tỉ lý do khác để con người thấy mình cần ngay một ly cà phê ở nơi làm việc. Chứng kiến cảnh đi tìm một chiếc ly để pha cà phê mà không thấy như nêu trong những tình huống bên trên, sẽ thấy phản ứng không phải ai cũng như ai. Từ những phản ứng này, có thể phân người ta thành 5 nhóm người như sau:

Người thề sẽ không uống ly cà phê nào ở nơi làm việc nữa

Loại người này có động lực làm việc thấp. Chỉ một chuyện chưa tìm được ly uống cà phê để pha uống ngay mà họ đã có ý định bỏ cuộc rồi. Làm sao họ có thể xoay trở tốt trong các tình huống đầy thử thách trong công việc? Có cần lưu ý về loại người này và xem xét đưa họ vào chương trình cải thiện hiệu quả công việc không đây.

Người quyết định đi tìm ly cà phê ở một nơi khác

Loại người này rất linh hoạt, uyển chuyển. Họ muốn đi ra nơi khác, một tầng nào khác trong tòa nhà công sở, theo các hướng đi khác nhau tìm cho ra ly pha cà phê để uống. Điều này cho thấy họ có thể được dùng vào các công việc mang tính đầy thách thức và ở những công việc mới, khác lạ mà ít ai muốn nhận làm.

Người buông lời trách cứ

Đây là loại người chiến đấu cho đến khi đạt được mục tiêu. Họ gọi người phụ trách trị sự để trách cứ về mấy cái ly uống cà phê.

Người kia mà im lặng thì họ vẫn không lùi bước. Họ sẽ làm mọi chuyện cho đến khi thấy được cái ly cà phê mà mình muốn.

Loại người này hóa ra có thể dùng để thúc đẩy công việc của người khác.

Người tự xách ly bẩn đi rửa

Đây là loại người đạt được mục tiêu ở bất cứ cấp độ nào. Họ choàng việc cho người khác dễ dàng mà không hề so đo gì. Có thể dùng họ cho những công việc cần có được kết quả trong bất kỳ tình cảnh nào.

Người bắt đầu tự mang theo chiếc ly uống cà phê riêng của mình

Đây là loại người rất khôn khéo và sáng tạo. Họ sẵn sàng cho những công việc trong các dự án kiểu như chưa có chi tiết rõ ràng mà lại có yêu cầu cao về kết quả.

Câu chuyện ly cà phê có thể gợi ý cho người đọc nhiều cách phân loại khác từ phản ứng của con người. Sự nhận xét tuy là của cá nhân không mang tính khái quát, nhưng dường như những nhận xét đó cũng có vẻ có lý…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tuyển dụng nhân sự ngân hàng, công nghệ đang nóng (P1)

Theo xu hướng hiện nay, lĩnh vực công nghệ thông tin và ngân hàng thường xuyên thông báo tuyển dụng nhân sự nên mức lương cũng trở nên hấp dẫn hơn các ngành khac. Lương đến 500 triệu đồng/tháng Khoảng đầu năm nay, các ngân hàng bắt đầu tuyển dụng với số lượng lớn cả ngàn người. Ngân hàng ACB thông báo tuyển 800 nhân sự, VietinBank tuyển dụng 1.800 nhân sự, HDBank tuyển 1.500 nhân sự, Vietcombank tuyển 780 nhân sự, Maritime Bank tuyển 500 nhân sự,... Lãnh đạo của một nhà băng cho biết rằng, riêng năm nay ngân hàng có kế hoạch tuyen dung nhan su khoảng từ 700 - 800 người, trong đó riêng khối cá nhân là từ 400 - 500 người và riêng khối doanh nghiệp là 200 người. “Năm nay, các NH đặt ra chỉ tiêu kinh doanh rất cao, vì vậy để đạt được kế hoạch, họ phải tăng cường các chiến dịch tuyển dụng, đặc biệt ở lĩnh vực kênh bán lẻ đang được đẩy mạnh”, ông nói. Đồng thời, các vị trí như giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch, trưởng nhóm kinh doanh,… cũng đang được tuyển dụng mật độ cao, khi

Lương cao vẫn không tuyển được nhân sự

Tại thị trường lao động trình độ cao hiện nay, vì sao vẫn có một nghịch lý trong tuyen dung nhan su như vậy? Theo Trung tâm dự báo nhu cầu về nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, tháng 5 năm 2017, có khoảng 75% người tìm việc có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học (trong số 6.800 người có nhu cầu ứng tuyển được khảo sát). Thông qua khảo sát nhu cầu trên địa bàn TP.HCM, dự kiến tháng 6 năm 2017, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển khoảng 25.000 lao động. Nhu cầu về lao động phổ thông chiếm 35%, lao động sơ cấp nghề - công nhân kỹ thuật 15%, lao động trung cấp 20% và lao động cao đẳng - đại học - trên đại học là 30%. Và nhu cầu về tuyển dụng nhân sự tập trung ở các nhóm ngành CNTT, dịch vụ - phục vụ, điện - điện tử, công nghệ thực phẩm, dệt may - giày da, kiến trúc - kỹ thuật công trình xây dựng, kinh doanh bất động sản, tài chính ngân hàng, kế toán - kiểm toán,... Mức lương mà các công ty tuyển dụng đưa ra chủ yếu từ 5 - 8 triệu đồng/tháng (chiếm trên 68%); d

Làm thế nào để gây ấn tượng trong lần gặp gỡ đầu tiên ?

Gây ấn tượng tốt đẹp trong giao tiếp quả thật rất quan trọng đối với bất kì ai, dù đang thiết lập một mối quan hệ xã giao hay đi phỏng vấn. Dưới đây là vài cách giúp bạn chiếm được thiện cảm khi lần đầu tiên gặp mặt. 1. Luôn mỉm cười Mỉm cười trong lúc trò chuyện, bạn sẽ tạo được nơi người đối diện cảm giác thân ái, cởi mở và và sẵn lòng giao tiếp. Nhìn thẳng trực diện, hơi nghiêng đầu khi nói chuyện  là những ngôn ngữ cơ thể biểu thị cho người khác biết rằng bạn rất quan tâm đến lời họ nói, khiến họ cảm thấy được tôn trọng và lắng nghe. Thế nhưng, sau khi đã áp dụng hết tất cả những cử chỉ thân thiện lẫn nụ cười duyên dáng rồi mà người đối diện vẫn tỏ ra “đóng băng” trước mắt thì sao ? Trước tiên, hãy xem lại bạn có đứng quá gần họ không? Ai cũng cần một không gian cá nhân. Hãy lui về sau, chừa một khoảng cách độ ba bước chân với họ, và duy trì giao tiếp qua ánh mắt trong lúc trò chuyện.   2. Chiến thuật “vuốt đuôi” Nếu chẳng còn gì để nói, hãy thử áp dụng một trong