1. Anh ấy/cô ấy biết cách ăn mặc gây ấn tượng hơn bạn
Nhiều người vẫn nói, chiếc áo không làm nên thầy tu. Nhưng trong thực tế, cách bạn ăn vận, ngoại hình bên ngoài cũng nói lên khá nhiều điều về bạn.
Việc bạn tự tin (thậm chí tự hào) với ngoại hình của mình trong công việc và trong các tình huống giao tiếp xã hội có thể tác động tích cực đến mức thu nhập tiềm năng.
Những người luôn chú ý ăn mặc chỉn chu, trang nhã, hợp hoàn cảnh, lịch sự sẽ có khả năng gây được ấn tượng tích cực cho người đối diện hơn. Do đó, hãy đảm bảo rằng khi đàm phán thu nhập với sếp, bạn đang khoác trên người bộ trang phục ưng ý nhất.
2. Nghệ thuật đàm phán lương của họ tốt hơn
Một trong những sai lầm tệ nhất bạn có thể mắc phải khi nhận công việc mới là không tìm hiểu mức thu nhập từ trước. Các công ty không bao giờ muốn trả lương cao ngay từ đầu, nên mức họ đưa ra bao giờ cũng ở ngưỡng trung bình thấp. Do đó, việc đàm phán là cần thiết nếu bạn muốn nhận được mức lương mong muốn và xứng đáng.
Tuy nhiên, luôn nhớ rằng bạn phải nghiên cứu trước. Tung ra một mức lương vượt quá cao so với mặt bằng chung vô tình sẽ để lộ bạn không phải là người biết nhiều về lương bổng.
"Nếu ý nghĩ thương thảo lương khiến bạn căng thẳng, hãy luyện tập để vượt qua nỗi sợ đó. Đàm phán luôn là cách duy nhất để khắc phục các vấn đề, dù cho nguyên nhân sâu xa là gì đi nữa”, bà Caroline Ceniza-Levine, Chuyên gia tư vấn tại Six Figure Start đưa ra lời khuyên.
3. Anh ấy/cô ấy chọn thời điểm tốt hơn
Nếu như bạn được tuyển đúng vào thời điểm kinh tế khó khăn, khả năng cao là bạn sẽ không được trả lương nhiều bằng những đồng nghiệp nhập cuộc khi công ty ăn nên làm ra.
Trong trường hợp cảm thấy mức lương của mình không còn phù hợp, xét từ tình hình kinh doanh thực tế của công ty, bạn có thể gặp sếp để thương lượng lại. Miễn là bạn phải biết rõ vị trí mình đang làm có giá như thế nào trên thị trường tại thời điểm hiện tại.
Hãy chọn một thời điểm hợp lý khi sếp không bị căng thẳng, nêu rõ những đóng góp của bạn trong hành trình vượt qua khó khăn của công ty, bởi nó sẽ cho thấy sự chăm chỉ và khả năng thích ứng của bạn.
4. Anh ấy/cô ấy biết cách "khoe” thành tích một cách khéo léo
Trong môi trường công sở, đôi khi quá khiêm tốn, thầm lặng cũng không tốt.
Nếu như bạn muốn sếp nhận ra những nỗ lực của mình, cứ chúi mũi cả ngày vào máy tính và bàn giấy chẳng bao giờ có tác dụng. Bạn cần phải biết những việc mình làm đã mang lại lợi ích cho công ty và các nhân viên khác như thế nào, và hướng sự chú ý vào mình vào những thời điểm thích hợp.
Tất nhiên, khoe khoang bản thân quá đà cũng sẽ gây phản tác dụng. Nhưng nếu như muốn tăng thu nhập, bạn cũng cần phải biết cách "PR” bản thân.
5. Anh ấy/Cô ấy có CV ấn tượng hơn
Trước khi vào làm ở vị trí giống của bạn, có thể đồng nghiệp bạn đang làm ở nơi khác có mức lương hấp dẫn hơn. Do đó, công ty sẽ phải trả lương cao để thu hút. Hoặc cô ấy/anh ấy có những kỹ năng mà bạn thiếu như kinh nghiệm nhiều hơn, chuyên môn nghiệp vụ sâu hơn, hoặc am hiểu về ngành/thị trường hơn… Đó đều là những yếu tố có thể tác động lớn trong quá trình đàm phán lương.
Muốn thu hẹp khoảng cách thu nhập với họ, không có cách nào khác là bạn phải tăng cường chuyên môn, kiến thức và kỹ năng của mình. Nếu chỉ đơn thuần là ghen tỵ với đồng nghiệp thì bạn sẽ không bao giờ có thể sở hữu được mức lương tốt hơn, bà Ceniza Levine khuyến nghị.
Nhận xét
Đăng nhận xét